| Máy bơm nước
21470
Rơ le máy bơm tăng áp – cấu tạo và cách điều chỉnh.
Máy bơm hàng đầu cho mọi gia đình
Rơ le máy bơm tăng áp – cấu tạo và cách điều chỉnh.



Hiện tượng rơ le máy bơm tăng áp kêu tạch tạch, Máy bơm tăng áp hoạt động không theo ý muốn rất phổ biến trong các gia đình hiện nay. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về Cấu tạo và điều chỉnh rơ le máy bơm tăng áp.

Trong thực tế, khi sử dụng bơm tăng áp để tăng áp lực cho hệ thống nước sinh hoạt thường gặp những lỗi phổ biến như:

+ Khi cắm máy bơm tăng áp vào hệ thống thì rơ le cứ đóng ngắt liên tục phát ra những tiếng kêu tạch tạch không ngừng và máy bơm vẫn chạy (cả khi vòi nước đang mở hoặc khi vòi đang đóng).

+ Mặc dù đã đóng khóa vòi nước nhưng máy bơm tăng áp vẫn chạy bình thường mà không tự ngắt (lo ngại máy bơm chạy áp lực lớn quá sẽ làm vỡ vòi nước hay làm hỏng thiết bị khác).

+ Mặc dù đã mở vòi nước nhưng máy bơm tăng áp vẫn không chạy hoặc cứ chạy rồi lại ngắt đến suốt cả ruột.

+ Mặc dù không sử dụng, nhưng cứ thỉnh thoảng theo định kỳ máy bơm lại phát ra vài tiếng kêu tạch tạch, nghe rất khó chịu.

+ Và rất nhiều trường hợp khác nữa.

Một số hình ảnh rơ le máy bơm tăng áp:

Rơ le máy bơm tăng áp  hay còn gọi là công tắc áp lực có hình trụ tròn, phía trên nắp thường có tên hãng sản xuất.

Bên trái là rơ le áp lực của hãng máy bơm Shimizu - Công nghệ Nhật bản sản xuất Indonesia

Đa số người dùng gặp phải trường hợp như thế này thường rất lúng túng không biết phải làm thế nào, người ngại tìm hiểu, không muốn mất thời gian thì gọi cho kỹ thuật đến xử lý, người muốn tìm hiểu tại sao thì lên mạng internet tìm hiểu hoặc gọi điện cho kỹ thuật nhờ hướng dẫn và sau đó tự mình tìm cách điều chỉnh lấy.

Gặp phải trường hợp thế này, chúng tôi những người làm chuyên môn và thực tế xin có lời khuyên:

+ Vì điện ở máy bơm thường là điện 220V rất nguy hiểm nên nếu không nắm rõ kỹ thuật bạn nên gọi điện đề nghị kỹ thuật viên am hiểu đến xử lý, vừa an toàn, lại có thể giúp bạn xử lý nhanh gọn vấn đề và có phương án xử lý dứt điểm sau này. Đã xảy ra nhiều trường hợp cá nhân tự sửa chữa, nhưng sửa không được lại còn làm hỏng thiết bị và buộc phải thay thế ( Việc bị điện giật thì đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào).

+ Trong trường hợp bạn ở xa, không gọi được kỹ thuật viên trợ giúp trực tiếp, xin hãy xem kỹ bài hướng dẫn này để có thể tự xử lý một cách an toàn và không làm hỏng thiết bị. Nếu sau khi xem bài viết mà bạn vẫn có những điểm chưa hiểu rõ hoặc chưa tự tin điều chỉnh xin gọi cho chúng tôi theo số đt: 092 888 2345 chúng tôi sẽ luôn nhiệt tình tư vấn cho bạn.

Nguyên lý làm việc của rơ le máy bơm tăng áp như sau:

(rơ le bật tắt theo áp lực nước trong buồng bơm và bình tích áp).

Khi mở van xả, máy bơm hoạt động, nước chảy từ đường hút vào thân máy bơm và sau đó thoát ra đường xả.
Khi đóng van xả, nước không có đường thoát ra nên tạo ra một lực nén lớn trong buồng bơm, lực nén này tác động vào rơ le áp lực làm cho 2 tiếp điểm dòng điện tách ra và ngắt điện vào máy bơm làm cho máy bơm ngừng chạy.
Để áp lực trong thân máy bơm luôn ổn định người ta lắp thêm vào máy một bình tích áp, bình tích áp kích thước càng lớn thì máy bơm hoạt động càng ổn định.
Khi mở van xả, nước chảy ra và áp lực trong thân máy bơm giảm xuống, tiếp điểm má vít trong rơ le áp lực nối với nhau làm nối điện và máy bơm chạy.
Thực tế làm việc của rơ le máy bơm tăng áp:

1. Vị trí vít mở nắp và vít điều chỉnh áp lực:

Để mở nắp rơ le ta sử dụng tô vít 4 cạnh mở ốc bên sườn công tắc.

Để điều chỉnh tăng áp lực của rơ le, ta sử dụng tô vít 2 cạnh để điều chỉnh. Hướng điều chỉnh thông thường là vặn theo chiều kim đồng hồ >>> Giảm áp lực và vặn ngược chiều kim đồng hồ >>> tăng áp lực.

Đa số loại rơ le áp lực trên thị trường hiện nay sử dụng loại rơ le điều chỉnh tăng / giảm áp lực như trên, tuy nhiên rơ le áp lực của máy bơm Panasonic thì hướng điều chỉnh tăng giảm áp lực ngược lại: Chỉnh tăng áp lực nước thì vặn vít theo chiều kim đồng hồ, giảm áp lực nước thì vặn vít ngược chiều kim đồng hồ.

2. Hoạt động tắt bật của rơ le bơm tăng áp.

a. Khi mở van xả nước, áp lực trong thân máy bơm thấp, vị trí tiếp điểm của công tắc như ở hình A, máy bơm chạy làm tăng áp lực nước cho các thiết bị sử dụng.

b. Khi đóng van xả, nước không có đường thoát ra làm cho áp lực trong thân máy bơm đột ngột tăng cao đẩy chốt đóng mở tiếp điểm sang vị trí như hình B. Lúc này cụm tiếp điểm bị đẩy xa nhau ra làm ngắt mạch điện và máy bơm dừng lại.

c. Quá trình đóng mở diễn ra theo 2 trạng thái A ( bật) khi mở van xả – B( tắt) khi đóng van xả  như vậy tạo nên chức năng tự động ( hay tăng áp) cho máy bơm.

3. Cấu tạo và hoạt động của những bộ phận chính:

–    Vít điều chỉnh áp lực và những tình huống cần lưu ý:

Vít điều chỉnh áp lực sử dụng để điều chỉnh tăng hay giảm áp lực bật / tắt của máy bơm. Khi ta vặn vít này theo chiều kim đồng hồ ( ngược chiều kim đồng hồ với rơ le Panasonic), vít sẽ nâng miếng thép điều chỉnh áp lực lên trên, làm giãn lò xo điều chỉnh áp lực và khi đó với áp lực trong thân máy bơm thấp hơn cũng có thể dễ dàng làm rơ le chuyển từ trạng thái bật sang tắt và ngược lại.

Khi ta vặn vít theo chiều kim đồng hồ hết cỡ ( ngược chiều kim đồng hồ với rơ le Shimizu), lò xo điều chỉnh áp lực cũng giãn ra hết cỡ, lúc này chỉ cần một áp lực rất nhỏ cũng có thể làm mở rơ le và có thể xảy ra hiện tượng máy bơm không chạy cho dù van xả đang mở.

Trong trường hợp mở van xả nhưng khi máy bơm hoạt động rơ le cứ bật tắt tạch tạch liên tục, hiện tượng này là do vít điều chỉnh đang nằm ở vị trí trung gian giữa ngưỡng bật – tắt của rơ le ( áp lực hiện thời lớn hơn áp lực để giữ rơ le ở trạng thái bật, để xử lý chỉ cần vặn vít ngược chiều kim đồng hồ một chút là sẽ khắc phục được hiện tượng trên.

Khi ta vặn vít ngược chiều kim đồng hồ hết cỡ ( theo chiều kim đồng hồ hết cỡ với rơ le Shimizu), lò xo điều chỉnh áp lực bị nến hết cỡ, lúc này cần một lực nén rất lớn mới có thể đẩy lò xo và nâng chốt đóng mở tiếp điểm lên làm tắt máy. Và do đó có thể xảy ra hiện tượng là máy bơm vẫn cứ chạy cho dù đã đóng van xả.

Trong trường hợp đóng van xả nhưng máy vẫn cứ bật tắt liên tục là do vít điều chỉnh đang nằm ở vị trí trung gian giữa ngưỡng bật – tắt của rơ le ( do áp lực hiện thời thấp hơn áp lực để làm tắt hẳn rơ le), để xử lý chỉ cần vặn vít theo chiều kim đồng hồ ( ngược chiều kim đồng hồ với rơ le Shimizu) một chút là sẽ khắc phục được hiện tượng trên.

Một số tình huống làm ảnh hưởng đến bật/tắt rơ le bơm tăng áp không theo ý muốn:

+ Máy mới mua vẫn bị tạch – tạch:

Một số trường hợp máy mới tinh mua về, lắp vào hệ thống khi mở van xả máy kêu tạch – tạch và tắt bật liên tục, lỗi này nguyên nhân thường là do nước thoát ra ở đầu van xả quá ít ( có thể chưa mở hết van xả hoặc đầu ra van xả quá bé).

Cách xử lý là vặn tăng áp lực làm tắt máy của lò xo lên khoảng 1/4 đến 1/2 vòng hoặc nhiều hơn ( chỉnh ngược chiều kim đồng hồ với rơ le thông thường Hanil, Wilo và chỉnh theo chiều kim đồng hồ nếu là rơ le máy Panasonic). Lưu ý khi dùng cách này là ta đã làm tăng áp lực nước duy trì trên đường ống lên, nếu đường ống yếu, dễ rò rỉ thì không nên dùng cách này.

+ Máy mới mua, lắp vào đường ống hoạt động bình thường, nhưng khi đóng van tắt máy thì bị giật mạnh:

Hiện tượng này xảy ra do lắp ngược mặt bích ( mặt bích là đầu gen nối với ống nước và bắt vào máy bơm bằng 2 ốc vít). Cần lưu ý là mặt bích đầu vào máy bơm cũng có chiều trên dưới khác nhau, phải lắp đúng vị trí này.

+ Đã có một số trường hợp khi lắp quên không lắp gioăng mặt bích hoặc thay bằng 1 chiếc gioăng khác và máy bơm chạy tạch tạch liên tục. Nguyên nhân là do gioăng mặt bích cũng chính là van 1 chiều, khi mất chức năng này thì áp lực trong thân bơm khi máy bơm dừng sẽ bị đẩy ngược trở lại nguồn cấp và mất áp lực, do đó rơ le áp lực lại bật trở lại. Trường hợp này thường kèm theo hiện tượng bơm (hoặc đường ống hay bể chứa nước) bị giật.

+ Bơm tăng áp sử dụng sau một thời gian thì máy bị tạch tạch liên tục, kèm theo giật máy: Nguyên nhân là do van 1 chiều bị thủng dẫn đến mất áp lực trong máy làm máy bật trở lại. Trước khi bật trở lại máy sẽ bị giật.

NGOÀI RA, NẾU BÌNH ÁP MÁY BƠM BỊ HỎNG, HAY THÂN MÁY BƠM BỊ RÒ RỈ, HAY ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC BỊ RÒ RỈ CŨNG SẼ DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG MÁY BƠM BỊ BẬT TẮT LIÊN TỤC, ĐO ĐÓ CẦN TÌM HIỂU KỸ CÁC NGUYÊN NHÂN ĐỂ BIẾT CHÍNH XÁC LỖI MÀ SỬA CHỮA.

Trong quá trình sử dụng nếu máy bơm tăng áp nhà bạn có trục trặc xin để lại câu hỏi ở dưới hoặc gọi trực tiếp cho chúng tôi theo số: 04 6686 5831 – 0961 197968 chúng tôi xin sẵn sàng giải đáp.

Hiện nay ngoài bơm tăng áp cơ hay được sử dụng còn có máy bơm tăng áp điện tử. Nhờ áp dụng công nghệ điện tử hiện đại,  máy bơm tăng áp điện tử có rất nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều trong các biệt thự, chung cư cao cấp phổ biến cả trong các hộ gia đình, một số ưu điểm:

– Nhỏ gọn: bơm tăng áp điện tử loại nhỏ chỉ bằng chiếc cốc uống nước loại 0.5 l, dễ dàng lắp đặt ở hầu hết các vị trí trong nhà.

– Siêu êm: Máy bơm khi chạy gần như không phát ra tiếng kêu, thường thì để kiểm tra máy bơm có chạy không bạn chỉ có cách là nhìn vòi nước ra hoặc sờ tay vào máy.

– Siêu bền: Độ bền của bơm tăng áp điện tử có thể gấp 2 hay 3 lần bơm tăng áp cơ nếu được lắp và sử dụng đúng kỹ thuật.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về máy bơm tăng áp điện tử xin mời click vào đây: Bơm tăng áp điện tử.